Một Thời Đã Qua Rồi
Posted: Wed Aug 02, 2023 3:59 pm
- Hồi trẻ khổ lắm con ạ. Cậu đi lính Cộng Hòa ở Nam, Mợ đang mang thai con chờ sanh nở, hẹn khi con được 2 tuổi thì sẽ dọn theo Cậu. Nhưng đâu có ai ngờ là chia hai đất nước chứ.
- Thế sao Mợ vào Nam được, theo tầu vào Nam?
- Không đâu. Mợ đang dạy học ở Hà Nội cũng biết tin, cứ nghỉ là sau 2 năm sẽ có tổng tuyển cử rồi gia đình sẽ đoàn tụ. Đến khi biết thì đã muộn, không còn tầu vào Nam nữa.
- Mợ ở Hà Nội sau ngày chia hai đất nước! Trời, làm sao vào Nam được, ở Bắc bao lâu thì vào Nam?
Mợ dạy tiếng Tây ở Hà Nội cả gần 2 năm thì gánh con đi bộ vào Vinh định vượt sông Bến Hải vào Nam. Đi bộ cả 4 tháng bao nhiêu gian khổ mới đến Vinh, may mắn Chúa thương nên có ông bà cụ tốt tánh cho ở nhờ đậu. Ông bà có người con trai đi bộ đội xa nhà, ai hỏi thì cụ nói là con dâu và cháu nội.
Mợ ở nhà cụ cả 2 năm làm vườn rau, sáng gánh rau ra chợ bán hàng ngày, không ai ngờ là mẹ con mình đang tìm cách vào Nam. Vườn nhà cụ chỉ cách sông Bến Hải bằng từ chổ nầy tới Highway (khoảng 200 meters), ở vườn rau nhìn thấy cầu Bến Hải và mấy căn nhà lớn bên bờ Nam.
Ngay vài ngày đầu đến nhà hai cụ, Mợ đã định vượt sông ngay nhưng hai cụ cản lại dặn là nên chờ cơ hội thuận tiện. Nếu không có lời dặn của hai cụ, chúa không thương thì mẹ con mình đã chết rồi, cứ vài đêm là nghe tiếng súng sáng ra biết có người vượt sông vào Nam bị bộ đội bắn chết.
Sau năm tìm hiểu, Mợ tìm ra cách; Vào mùa nước ròng, sông cạn nên đó cũng là mùa mà thiên hạ tìm cách vượt sông vào Nam. Mùa ấy cũng là mùa mà bộ đội đến canh gát rất nhiều, tính nhẩm thì cứ 10 người vượt sông là chỉ sống qua được bờ Nam được 2 người. Vô lý ở chổ là vào mùa vượt sông nầy thì bên bờ Nam đầy các cán bộ, xe cứu thương chờ đón người vượt biên, cả ngày phóng loa kêu gọi vượt sông vào Nam làm bao nhiêu kẻ phải chết dưới các tay súng bộ đội.
Mùa nước lớn, mưa dầm cả tháng nước sông chảy ra biển cuồn cuộn tràn cả vào bờ và lạnh lắm. Mùa nước lớn không thấy ai đến vượt sông, bộ đội gát sông cũng chỉ có vài trạm, phần lớn các anh bỏ gát vào nhà dân trú mưa. Bên bờ Nam vắng bóng cán bộ, thỉnh thoảng mới thấy vài người đi lang thang ở tận xa. Vượt sông vào mùa nầy vào lúc trời mưa to là có nhiều cơ hội nhất vì Mợ lúc còn là con gái đã từng dự thi bơi lội 400 meters. Nhưng chưa bao giờ bơi ở sông mà còn phải mang theo con mới chưa tròn 4 tuổi, cũng sợ lắm nhưng không còn cách nào hơn.
Hôm ấy, trời mưa tầm tã, tối đen xòe bàn tay ra không thấy, từ giả hai cụ tốt tánh im lặng ra đi tìm Cậu . Con ngoan lắm im lặng ngồi trong thúng, mẹ con dầm mưa lần mò đến bờ sông. Quanh bờ không có một bóng người trên cầu thấy 2 anh bộ đội đang núp trong lô cốt ngủ tránh mưa. Lúc đầu định gánh con chạy thẳng qua cầu mưa lớn chắc chắn là hai anh bộ đội sẽ không thấy, nhưng khi nhìn kỷ mới thấy trên cầu có hai con ngựa gổ kẻm gai chận lối khó mà vượt qua được.
Lần mò đến bờ nước, bỏ đôi gánh lại cột con trên lưng bơi qua sông. Nước lạnh, con cứ rung lên cầm cập mẹ con từ từ thả trôi vào bờ Nam. Lúc qua hầm cầu là lúc sợ nhất vì đèn sáng rọi thẳng xuống sông, may mắn Chúa thương qua sông an toàn. Mợ giấu con ở một bụi rậm che mưa dặn im lặng không được đi đâu rồi bò lên ngược bờ sông, bơi lại qua sông tìm đồi gánh rồi lại bơi ngược lại bờ Nam.
- Trời! Sao lại làm vậy, lở có chuyện thì sao? Đã thoát rồi lại trở lại..
- Mợ phải trở lại vì trong gánh có nhiều đồ ăn, đâu có biết là phải đi bao xa bao lâu mới tới chổ Cậu đóng quân nên mang theo chục củ khoai, cơm khô quần áo phòng khi đói rách.
- Rồi sao nửa Mợ?
Lúc tìm ra con ở bụi thì người tím ngắt, rung lên bần bật không nói được một câu. Sợ quá, bỏ cả đôi gánh ôm con chạy về phía các ngôi nhà gạch có ánh đèn. Té, ngất đi vì quá mệt. Bật dậy thấy đang nằm trên gường chiếu sạch sẽ.
- Con chị ở bên kia đang uống sửa, không sao cã.
Mợ bật khóc ! Khóc vì sung sướng, cuối cùng mẹ con thoát được cái địa ngục phương Bắc. Chúa ơi! Đâu có ngờ các cán bộ miền Nam lại tốt vậy, họ chăm sóc mẹ con tận tình, cho ăn cho uống, phát quần áo. Mẹ con ở đó cả tháng cán bộ mới tìm ra Cậu đang đóng quân ở tận Long An. Họ bảo:
- Ông nhà ở tiểu đoàn 5 (sau thành sư đoàn 5 Bộ Binh), đến Long An hỏi thăm thì biết hậu cứ tiểu đoàn ở đâu. Chúng tôi không liên lạc được ông nhà, có lẽ đang đi hành quân xa, ông nhà chưa biết chị và con đã vào Nam.
Cán bộ tốt lắm con ạ, họ cho xe chở đến thành phố lớn (Quảng Trị?), dặn dò xe đò, trả tiền trước chở mẹ con mình vào Long An gặp Cậu. Dân Nam tánh tình dể mến hiếu khách, hết lòng giúp đở người xa lạ đi đến trạm nào củng có đồng bào ra rướt vào nhà ăn uống hỏi thăm, đồng bào tặng quần áo, tiền bạc. Lúc rời Bắc, mẹ con mình chỉ có đôi gánh chứa vài chục củ khoai và bịch cơm khô, đến Long An Mợ phải gánh còng lưng quần áo, sửa hộp, thịt cá muối, gạo, đường.. Từ “vô sản”, mẹ con mình có nhiều tiền Đông Dương, là tài sãn to lớn mà cả đời chưa bao giờ thấy.
- Hay quá. Thế khi nào thì Mợ gặp Cậu, làm chức gì hả Mợ?
- Cậu là quan Một (Thiếu Úy) có lính hầu, có nhà do chính phủ phát. Mợ tìm được hậu cứ tiểu đoàn, được đưa vào nhà ở chờ Cậu hành quân về. Chúa ơi! Nghe bà hàng xóm nói đoàn xe tiểu đoàn về đến, Mợ ôm con chạy, Cậu vất cả súng đạn, vừa chạy vừa khóc vừa cười.
- Cám ơn Mợ đã kể chuyện tình thời ly loạn. Thôi Mợ ngủ đi nghen, con phải về phòng coi thằng cháu.
“Bà Mợ” là một cụ già đoán khoảng gần 90 tuổi, là cụ già người Việt duy nhất trong khu nursing home. Ông cụ, một cựu sỉ quan cao cấp miền Nam qua đời cả chục năm trước, bà cụ sống một mình không con cái, rồi đến lúc không còn khả năng tự lo hàng xóm đưa bà vào nursing home đã lâu lắm rồi.
Lúc thằng con lớn của tôi bị tai nạn in coma được đưa vào khu nursing home nầy nằm. Mỗi ngày vợ chồng thay phiên nhau chăm sóc cháu, bà xả coi ca ngày, tôi coi từ sau giờ làm việc đến khuya, khi con ngủ ngon thì về nhà ngả lưng lấy sức hôm sau đi làm. Có lần thằng con ngủ ngon, tôi tà tà ra cổng định làm một chỉ thì nghe tiếng bà gọi bằng English:
- Bác sĩ cho tôi lên gường đi, tôi mệt lắm rồi.
Nhìn lại thấy cụ già gốc Á trắng trẻo đang ngồi trên xe lăn, lúc đầu tưởng là người Tầu. Tôi đẩy xe cụ về phòng và bế lên gường, cụ nhẹ như đứa bé 10 tuổi. Vài hôm sau vào weekend lại gặp lại cụ đang ngồi xe lăn ở phòng ăn ra, cụ cười nói bằng English:
- Cám ơn bác sĩ. Bác sĩ có khỏe không?
- Tôi không phải là bác sĩ, tôi ở đây chăm sóc thằng con.
Khi hỏi thăm sức khỏe, cụ đột nhiên khóc nhìn tôi với cặp mắt hớn hở vui mừng lạ thường … Không biết từ đâu, cụ thốt lên tiếng Việt:
- “Thằng Khỉ”, mầy đi đâu chơi cả ngày mới chịu về!! Cậu đâu?
Đang ngơ ngác thì cô y tá kéo tôi ra xa nói:
- Bà ở đây cả mấy chục năm rồi, lúc tôi đang tập sự là bà đã có ở đây. Lúc ấy còn minh mẩn lắm. Bà cho biết chồng đã qua đời, con trai duy nhất là một sỉ quan kẹt lại ở Việt Nam và chết trong tù. Bà có hai đứa cháu và con dâu, nhưng họ ít khi nào đến thăm. Hình như cả 3,4 năm nay không thấy họ đến, cũng không thấy gọi điện thoại hỏi thăm. Chắc bà nhận lầm ông với con bà đấy …
Từ hôm ấy tôi thỉnh thoảng ghé thăm, bà cụ có lúc gọi tôi là “thằng Khỉ”, không biết nhận lầm là con trai hay là cháu cụ; có lúc cụ gọi tôi là doctor … Nhiều lần cụ gọi nói gì mà chẳng hiểu, chỉ có thể im lặng cười gật đầu cho cụ vui. Cụ bà kể rất nhiều chuyện thời cụ còn là con gái ở Hà Nội, mối tình của cô giáo với chàng sinh viên sỉ quan võ bị, chuyến vượt biên vào Nam gian khổ. Cụ kể lộn xộn chuyện nầy dính đến chuyện kia, nên hiểu chút ít về cuộc sống ngục tù của dân Bắc sau ngày chia hai đất nước.
Trưa hôm qua phải đi xuống phía nam thành phố để lấy copy Operative Report của bác sỉ đã mổ óc thằng con. Số là bác sỉ về chân muốn làm một MRI cái đầu gối, ông sợ máy scan có từ tính cao sẻ làm hư nảo bộ bịnh nhân nếu mà trong có miếng sắt nào đó. Lấy report xong còn sớm, tôi ghé qua thăm cụ Trần. Không thấy cụ trong phòng, nhìn lên tường không thấy bức hình gia đình cụ. Tôi hiểu ngay bước vội vào phòng y tá, cô y tá quen nhìn thấy chạy ra:
- Cụ Trần qua đời hai hôm trước, từ chối đi ICU. Cụ rất tỉnh táo, ra đi thanh thản như là ngủ một giấc. Cã ngày cụ nhìn ra cửa gọi tên hai người, đoán là con trai và chồng quá cố. Phải chi ông đến sớm hai ngày thì cụ chắc ra đi trong sung sướng vì tưởng có con trai bên cạnh.
Cô nurse đưa tay lên chùi nước mắt. Cô làm ở đây bao năm chắc đã thấy nhiều cảnh ra đi như vầy, nhưng vẫn mềm lòng thương mến các cụ già sống đơn độc không có lấy một người thân. Nghĩ cho cùng, không phải ai có thể làm việc ở nursing home được, những cảnh thương tâm xảy ra đều đều. Sau chỉ một tháng chăm sóc thằng con ở nursing home, vợ chồng tôi vô cùng cảm phục các y tá đã hết lòng chăm sóc thằng con, người già, họ thật sự có tấm lòng thương người.
Có lần chúng tôi thấy anh y tá với vẽ mặt thật buồn, hỏi thăm thì anh nói “tối hôm qua tôi đã phải gọi đưa anh ở phòng kia vào ICU, sáng nay binh viện gọi nói là anh khó lòng qua nổi ngày hôm nay. Anh còn trẻ, khỏe mạnh, từng là football player ở college thế mà chỉ vì một tai nạn xe mà sắp ra đi”. Anh y tá nursing home không phải chỉ làm bổn phận ăn lương mà con tim anh còn rung động theo tình trạng lên xuống của bịnh nhân.
So sánh với nhiều cụ già người Việt mà biết đến thì cụ Trần thật vĩ đại; Hiểu biết và chấp nhận, dỉ nhiên vẫn mong mõi hai đứa cháu nội vào thăm, nhưng không tỏ ra đau khổ khi bị bỏ rơi. Đó là cuộc sống tại xứ nầy.
Vĩnh biệt cụ Trần
- Thế sao Mợ vào Nam được, theo tầu vào Nam?
- Không đâu. Mợ đang dạy học ở Hà Nội cũng biết tin, cứ nghỉ là sau 2 năm sẽ có tổng tuyển cử rồi gia đình sẽ đoàn tụ. Đến khi biết thì đã muộn, không còn tầu vào Nam nữa.
- Mợ ở Hà Nội sau ngày chia hai đất nước! Trời, làm sao vào Nam được, ở Bắc bao lâu thì vào Nam?
Mợ dạy tiếng Tây ở Hà Nội cả gần 2 năm thì gánh con đi bộ vào Vinh định vượt sông Bến Hải vào Nam. Đi bộ cả 4 tháng bao nhiêu gian khổ mới đến Vinh, may mắn Chúa thương nên có ông bà cụ tốt tánh cho ở nhờ đậu. Ông bà có người con trai đi bộ đội xa nhà, ai hỏi thì cụ nói là con dâu và cháu nội.
Mợ ở nhà cụ cả 2 năm làm vườn rau, sáng gánh rau ra chợ bán hàng ngày, không ai ngờ là mẹ con mình đang tìm cách vào Nam. Vườn nhà cụ chỉ cách sông Bến Hải bằng từ chổ nầy tới Highway (khoảng 200 meters), ở vườn rau nhìn thấy cầu Bến Hải và mấy căn nhà lớn bên bờ Nam.
Ngay vài ngày đầu đến nhà hai cụ, Mợ đã định vượt sông ngay nhưng hai cụ cản lại dặn là nên chờ cơ hội thuận tiện. Nếu không có lời dặn của hai cụ, chúa không thương thì mẹ con mình đã chết rồi, cứ vài đêm là nghe tiếng súng sáng ra biết có người vượt sông vào Nam bị bộ đội bắn chết.
Sau năm tìm hiểu, Mợ tìm ra cách; Vào mùa nước ròng, sông cạn nên đó cũng là mùa mà thiên hạ tìm cách vượt sông vào Nam. Mùa ấy cũng là mùa mà bộ đội đến canh gát rất nhiều, tính nhẩm thì cứ 10 người vượt sông là chỉ sống qua được bờ Nam được 2 người. Vô lý ở chổ là vào mùa vượt sông nầy thì bên bờ Nam đầy các cán bộ, xe cứu thương chờ đón người vượt biên, cả ngày phóng loa kêu gọi vượt sông vào Nam làm bao nhiêu kẻ phải chết dưới các tay súng bộ đội.
Mùa nước lớn, mưa dầm cả tháng nước sông chảy ra biển cuồn cuộn tràn cả vào bờ và lạnh lắm. Mùa nước lớn không thấy ai đến vượt sông, bộ đội gát sông cũng chỉ có vài trạm, phần lớn các anh bỏ gát vào nhà dân trú mưa. Bên bờ Nam vắng bóng cán bộ, thỉnh thoảng mới thấy vài người đi lang thang ở tận xa. Vượt sông vào mùa nầy vào lúc trời mưa to là có nhiều cơ hội nhất vì Mợ lúc còn là con gái đã từng dự thi bơi lội 400 meters. Nhưng chưa bao giờ bơi ở sông mà còn phải mang theo con mới chưa tròn 4 tuổi, cũng sợ lắm nhưng không còn cách nào hơn.
Hôm ấy, trời mưa tầm tã, tối đen xòe bàn tay ra không thấy, từ giả hai cụ tốt tánh im lặng ra đi tìm Cậu . Con ngoan lắm im lặng ngồi trong thúng, mẹ con dầm mưa lần mò đến bờ sông. Quanh bờ không có một bóng người trên cầu thấy 2 anh bộ đội đang núp trong lô cốt ngủ tránh mưa. Lúc đầu định gánh con chạy thẳng qua cầu mưa lớn chắc chắn là hai anh bộ đội sẽ không thấy, nhưng khi nhìn kỷ mới thấy trên cầu có hai con ngựa gổ kẻm gai chận lối khó mà vượt qua được.
Lần mò đến bờ nước, bỏ đôi gánh lại cột con trên lưng bơi qua sông. Nước lạnh, con cứ rung lên cầm cập mẹ con từ từ thả trôi vào bờ Nam. Lúc qua hầm cầu là lúc sợ nhất vì đèn sáng rọi thẳng xuống sông, may mắn Chúa thương qua sông an toàn. Mợ giấu con ở một bụi rậm che mưa dặn im lặng không được đi đâu rồi bò lên ngược bờ sông, bơi lại qua sông tìm đồi gánh rồi lại bơi ngược lại bờ Nam.
- Trời! Sao lại làm vậy, lở có chuyện thì sao? Đã thoát rồi lại trở lại..
- Mợ phải trở lại vì trong gánh có nhiều đồ ăn, đâu có biết là phải đi bao xa bao lâu mới tới chổ Cậu đóng quân nên mang theo chục củ khoai, cơm khô quần áo phòng khi đói rách.
- Rồi sao nửa Mợ?
Lúc tìm ra con ở bụi thì người tím ngắt, rung lên bần bật không nói được một câu. Sợ quá, bỏ cả đôi gánh ôm con chạy về phía các ngôi nhà gạch có ánh đèn. Té, ngất đi vì quá mệt. Bật dậy thấy đang nằm trên gường chiếu sạch sẽ.
- Con chị ở bên kia đang uống sửa, không sao cã.
Mợ bật khóc ! Khóc vì sung sướng, cuối cùng mẹ con thoát được cái địa ngục phương Bắc. Chúa ơi! Đâu có ngờ các cán bộ miền Nam lại tốt vậy, họ chăm sóc mẹ con tận tình, cho ăn cho uống, phát quần áo. Mẹ con ở đó cả tháng cán bộ mới tìm ra Cậu đang đóng quân ở tận Long An. Họ bảo:
- Ông nhà ở tiểu đoàn 5 (sau thành sư đoàn 5 Bộ Binh), đến Long An hỏi thăm thì biết hậu cứ tiểu đoàn ở đâu. Chúng tôi không liên lạc được ông nhà, có lẽ đang đi hành quân xa, ông nhà chưa biết chị và con đã vào Nam.
Cán bộ tốt lắm con ạ, họ cho xe chở đến thành phố lớn (Quảng Trị?), dặn dò xe đò, trả tiền trước chở mẹ con mình vào Long An gặp Cậu. Dân Nam tánh tình dể mến hiếu khách, hết lòng giúp đở người xa lạ đi đến trạm nào củng có đồng bào ra rướt vào nhà ăn uống hỏi thăm, đồng bào tặng quần áo, tiền bạc. Lúc rời Bắc, mẹ con mình chỉ có đôi gánh chứa vài chục củ khoai và bịch cơm khô, đến Long An Mợ phải gánh còng lưng quần áo, sửa hộp, thịt cá muối, gạo, đường.. Từ “vô sản”, mẹ con mình có nhiều tiền Đông Dương, là tài sãn to lớn mà cả đời chưa bao giờ thấy.
- Hay quá. Thế khi nào thì Mợ gặp Cậu, làm chức gì hả Mợ?
- Cậu là quan Một (Thiếu Úy) có lính hầu, có nhà do chính phủ phát. Mợ tìm được hậu cứ tiểu đoàn, được đưa vào nhà ở chờ Cậu hành quân về. Chúa ơi! Nghe bà hàng xóm nói đoàn xe tiểu đoàn về đến, Mợ ôm con chạy, Cậu vất cả súng đạn, vừa chạy vừa khóc vừa cười.
- Cám ơn Mợ đã kể chuyện tình thời ly loạn. Thôi Mợ ngủ đi nghen, con phải về phòng coi thằng cháu.
“Bà Mợ” là một cụ già đoán khoảng gần 90 tuổi, là cụ già người Việt duy nhất trong khu nursing home. Ông cụ, một cựu sỉ quan cao cấp miền Nam qua đời cả chục năm trước, bà cụ sống một mình không con cái, rồi đến lúc không còn khả năng tự lo hàng xóm đưa bà vào nursing home đã lâu lắm rồi.
Lúc thằng con lớn của tôi bị tai nạn in coma được đưa vào khu nursing home nầy nằm. Mỗi ngày vợ chồng thay phiên nhau chăm sóc cháu, bà xả coi ca ngày, tôi coi từ sau giờ làm việc đến khuya, khi con ngủ ngon thì về nhà ngả lưng lấy sức hôm sau đi làm. Có lần thằng con ngủ ngon, tôi tà tà ra cổng định làm một chỉ thì nghe tiếng bà gọi bằng English:
- Bác sĩ cho tôi lên gường đi, tôi mệt lắm rồi.
Nhìn lại thấy cụ già gốc Á trắng trẻo đang ngồi trên xe lăn, lúc đầu tưởng là người Tầu. Tôi đẩy xe cụ về phòng và bế lên gường, cụ nhẹ như đứa bé 10 tuổi. Vài hôm sau vào weekend lại gặp lại cụ đang ngồi xe lăn ở phòng ăn ra, cụ cười nói bằng English:
- Cám ơn bác sĩ. Bác sĩ có khỏe không?
- Tôi không phải là bác sĩ, tôi ở đây chăm sóc thằng con.
Khi hỏi thăm sức khỏe, cụ đột nhiên khóc nhìn tôi với cặp mắt hớn hở vui mừng lạ thường … Không biết từ đâu, cụ thốt lên tiếng Việt:
- “Thằng Khỉ”, mầy đi đâu chơi cả ngày mới chịu về!! Cậu đâu?
Đang ngơ ngác thì cô y tá kéo tôi ra xa nói:
- Bà ở đây cả mấy chục năm rồi, lúc tôi đang tập sự là bà đã có ở đây. Lúc ấy còn minh mẩn lắm. Bà cho biết chồng đã qua đời, con trai duy nhất là một sỉ quan kẹt lại ở Việt Nam và chết trong tù. Bà có hai đứa cháu và con dâu, nhưng họ ít khi nào đến thăm. Hình như cả 3,4 năm nay không thấy họ đến, cũng không thấy gọi điện thoại hỏi thăm. Chắc bà nhận lầm ông với con bà đấy …
Từ hôm ấy tôi thỉnh thoảng ghé thăm, bà cụ có lúc gọi tôi là “thằng Khỉ”, không biết nhận lầm là con trai hay là cháu cụ; có lúc cụ gọi tôi là doctor … Nhiều lần cụ gọi nói gì mà chẳng hiểu, chỉ có thể im lặng cười gật đầu cho cụ vui. Cụ bà kể rất nhiều chuyện thời cụ còn là con gái ở Hà Nội, mối tình của cô giáo với chàng sinh viên sỉ quan võ bị, chuyến vượt biên vào Nam gian khổ. Cụ kể lộn xộn chuyện nầy dính đến chuyện kia, nên hiểu chút ít về cuộc sống ngục tù của dân Bắc sau ngày chia hai đất nước.
Trưa hôm qua phải đi xuống phía nam thành phố để lấy copy Operative Report của bác sỉ đã mổ óc thằng con. Số là bác sỉ về chân muốn làm một MRI cái đầu gối, ông sợ máy scan có từ tính cao sẻ làm hư nảo bộ bịnh nhân nếu mà trong có miếng sắt nào đó. Lấy report xong còn sớm, tôi ghé qua thăm cụ Trần. Không thấy cụ trong phòng, nhìn lên tường không thấy bức hình gia đình cụ. Tôi hiểu ngay bước vội vào phòng y tá, cô y tá quen nhìn thấy chạy ra:
- Cụ Trần qua đời hai hôm trước, từ chối đi ICU. Cụ rất tỉnh táo, ra đi thanh thản như là ngủ một giấc. Cã ngày cụ nhìn ra cửa gọi tên hai người, đoán là con trai và chồng quá cố. Phải chi ông đến sớm hai ngày thì cụ chắc ra đi trong sung sướng vì tưởng có con trai bên cạnh.
Cô nurse đưa tay lên chùi nước mắt. Cô làm ở đây bao năm chắc đã thấy nhiều cảnh ra đi như vầy, nhưng vẫn mềm lòng thương mến các cụ già sống đơn độc không có lấy một người thân. Nghĩ cho cùng, không phải ai có thể làm việc ở nursing home được, những cảnh thương tâm xảy ra đều đều. Sau chỉ một tháng chăm sóc thằng con ở nursing home, vợ chồng tôi vô cùng cảm phục các y tá đã hết lòng chăm sóc thằng con, người già, họ thật sự có tấm lòng thương người.
Có lần chúng tôi thấy anh y tá với vẽ mặt thật buồn, hỏi thăm thì anh nói “tối hôm qua tôi đã phải gọi đưa anh ở phòng kia vào ICU, sáng nay binh viện gọi nói là anh khó lòng qua nổi ngày hôm nay. Anh còn trẻ, khỏe mạnh, từng là football player ở college thế mà chỉ vì một tai nạn xe mà sắp ra đi”. Anh y tá nursing home không phải chỉ làm bổn phận ăn lương mà con tim anh còn rung động theo tình trạng lên xuống của bịnh nhân.
So sánh với nhiều cụ già người Việt mà biết đến thì cụ Trần thật vĩ đại; Hiểu biết và chấp nhận, dỉ nhiên vẫn mong mõi hai đứa cháu nội vào thăm, nhưng không tỏ ra đau khổ khi bị bỏ rơi. Đó là cuộc sống tại xứ nầy.
Vĩnh biệt cụ Trần