Page 1 of 1

Vu Lan nhớ my "Mother"

Posted: Wed Aug 30, 2023 3:23 pm
by khanh801
Chúng tôi 9 đứa từ quê lên Sài Gòn học dự bị MPC đại học Khoa Học, bất ngờ gặp lại ông thầy dạy toán lớp đệ ngũ cũng ghi danh vào học. Thế hệ chúng tôi vẫn còn là thế hệ kính thầy nên tất cã đến chào hỏi tỏ vẽ tôn kính, cô bạn cùng lớp khoanh tay cúi đầu chào thầy như lúc còn bé nhỏ. Thầy Chương người Bắc đẹp trai, ốm yếu, chân có tật đi nghiên về bên trái. Hình như hể ai mang tên Chương mà tôi quen biết đều “còm”, chúng tôi thân ái gọi là thầy "Chương Còm”. Lúc đó thầy đã gần 40 tuổi trông vẫn trẽ, độc thân và năng động. Thầy đổi về dạy ở trường trung học bên kia cầu Chử Y, Sài Gòn. Có lẽ dạy lớp chiều nên sáng nào cũng đến lớp đến khoảng gần trưa là rời lớp chạy như ma đuổi. Tuy không hỏi, chúng tôi cũng biết là chia nhau ghi lại bài giảng cho thầy.

Khoảng vài tháng sau khi nhập học, hôm ấy nghe tin dử; Một đại đội sinh viên sĩ quan Thủ Đức trên đường ra sân tập bị đặt mìn Claymore cã đại đội gần 100 sinh viên bị thương và chết gần hết. Kinh hoàng hơn là đại đội sinh viên ấy lại tập trung các bạn bè ở quê nhập ngũ. Nghe tin, chúng tôi bỏ học cùng nhau đi bịnh viện dã chiến thăm bạn bè. Đến bịnh viện đang bỡ ngỡ trước hàng mấy trăm thương binh nằm la liệt, thì nghe tiếng khóc ở gường bịnh xa xa. Có đứa trong đám hốt hoảng:

- Thằng Nam kìa. Thầy.. thầy Chương Còm !!

Thầy thăm viếng từng đứa học trò, ốm yếu kéo theo cã bao Cam, lột võ từng trái cho học trò, các múi Cam ngọt hòa với nước mắt của ông thầy thương yêu học trò. Không chỉ đám học trò thương binh cảm động khóc mà chúng tôi 9 đứa đều rơi nước mắt. Cô bạn yếu lòng khóc nức nỡ như đứa bé, đôi vai cô rung lên theo từng nhịp điệu nức nỡ nghẹn ngào. Lúc chúng tôi và thầy Chương ra về, đến hành lang thì một anh thương binh trẽ lạ mặt đến:

- Cám ơn thầy đã đến thăm.
- Anh là học trò của tôi? Xin lỗi tôi không nhớ, anh tên gì?
- Dạ, em tên Tiên, trung úy sư đoàn 7. Em không phải là học trò của thầy, chúng em cảm động nghĩa cử của thầy nên thay mặt các anh em thương binh đến chào và cám ơn thầy.

Lần nữa chúng tôi lại rơi nước mắt.

Hôm ấy chúng tôi không trỡ lại trường, cùng nhau về căn nhà của anh em tôi ở Bảy Hiền ăn uống tâm sự, bàn nhau thay phiên đi thăm bạn học thương binh. Thầy Chương cũng đến, như bà mẹ vào bếp nấu nướng dọn dẹp cho bầy con. Khi cã đám rùm beng cãi vã thì thầy im lặng, thỉnh thoảng mỉm cười tỏ vẽ hài lòng tình đồng môn, huynh đệ. Lúc sau nhỏ nhẹ:

- Có 14 trò đã hy sinh.. ở nhà xác.. danh sách đây. Các em không cần đi thăm viếng, thầy đã đi thăm và cầu nguyện cho các trò xấu số rồi, nơi ấy máu me ghê rợn. Gia đình cũng đã được thông báo, chúng ta không làm được gì ngoài cầu nguyện. Chiều mai ở chùa Hòa Hưng sẽ có buổi cầu siêu, các em rảnh đến cầu nguyện cho các bạn đã ra đi. Cã đám chúng tôi nhìn nhau ngạc nhiên, thầy coi ốm yếu ẻo lã như con gái, nói năng nhỏ nhẹ vậy mà đã can đảm đã vào nhà xác thăm học trò. Chúng tôi tò mò, bảo nhau tìm hiểu về đời tư thầy Chương Còm;

- Thầy đẹp trai, Bắc Kỳ lanh lợi, nghề nghiệp vững chắc, cuộc sống khá giả vì cứ vài năm là thấy đổi xe Vespa mới thế sao vẫn còn độc thân và hình như chưa ai thấy thầy có bạn gái. Có đứa từng thấy vào sáng sớm thấy ông thầy coi ốm yếu vậy mà như Rái cá, bơi qua sông Hậu xa trên 200 meters, bơi đi bơi về vài lần.

Gần cuối năm học, chúng tôi đã điều tra và biết hết về cuộc đời “bí mật” của ông thầy. Ông là ai đi nữa thì vẫn là một ông thầy với quả tim chan chứa đầy tình thương học trò. Thầy từng là sĩ quan Hải Quân, sĩ quan HQ Người Nhái, bị trọng thương trong một công tác đột nhập ngoài vĩ tuyến 17, quá khứ kiêu hùng của ông thầy có tướng yễu điệu như con gái.

Năm 1972 tôi đầu quân khoá 25 SQHQ. Sau khoảng 1 tháng huấn luyện ở quân trường Cam Ranh bất ngờ nhận lịnh trình diện phòng sĩ quan quân trường. Trên đường ngắn ngủi đến phòng trình diện cố nghĩ đến lý do; Không phạm luật, chẵng quen ai trong HQ .. Bước vào phòng một sĩ quan cao cấp chưa kịp chào trình diện thì ngạc nhiên gặp thầy Chương đang đứng cạnh vị sĩ quan cao cấp. Thầy mỉm cười:

- Sao? đàn em vẫn chưa biết chào đàn anh.

Tôi giật mình, chào kính trình diện. Lúc sau, thầy Chương nói với vị sĩ quan cao cấp:

- Coi to con nhưng khờ lắm.

Vị sĩ quan cao cấp bây giờ mới mỡ miêng, giọng Bắc:

- Cậu cứ nói vậy, để nó được trưởng thành !!

Năm 86 ở thành phố Dallas, tình cờ đi dự một đại hội HQ gặp lại vị sĩ quan cao cấp, đàn anh của thầy Chương ngày xưa. Khi đến chào và nhắc lại chuyện ở Cam Ranh, ông nhớ ngay, thở dài tâm sự;

- Chương là em ruột của tôi, cha mẹ mất sớm chỉ có hai anh em. Ngày cuối chia hai đất nước tôi đã là sĩ quan HQ, em tôi đang học ở ký túc xã Hà Nội. Đêm ấy chờ hoài không thấy đứa em, tôi từ Hải Phòng về Hà Nội đón Chương và số bạn vào Nam. Nói "đón" có lẽ không đúng vì em tôi không chịu đi, gần như phải trói lên xe. Sau nầy mới biết vì nó không nỡ rời người yêu đang ở quê nhà Nam Định. Đó cũng là lý do Chương sau khi ra trường sĩ quan HQ đã tình nguyện vào Biệt Hải ra Bắc, mong tìm người yêu. Lúc di tản rời Sài Gòn, tôi không tìm thấy đứa em. Nhưng cũng đoán là nó lại không đi chỉ vì vẫn mong chờ tìm người yêu đã xa cách hơn 20 năm.

Thầy Chương Còm đã gặp lại người yêu thủa học trò, không ai có thể tin được là người thầy yêu vẫn độc thân chờ đợi.

Vu Lan nhớ my "mother", teacher Chương Còm.